[2024] Tại sao Hà Nội không có cửa Tây? Vị trí 5 cửa ô Hà Nội ngày nay

Tại sao Hà Nội không có cửa Tây

Trong bài hát Tiến về Hà Nội của cố nhạc sĩ Văn Cao đã nhắc tới 5 cửa ô. Hãy cùng Kiến vàng Hà Nội tìm hiểu Vị trí 5 cửa ô Hà Nội ngày nay và nguyên nhân Tại sao Hà Nội không có cửa Tây nhé!

1. Những cửa ô Hà Nội dưới triều Nguyễn

Trước khi nói về khái niệm cửa ô, chúng ta cần biết thêm một khái niệm nữa cũng liên quan đến lịch sử Hà Nội, đó là cửa thành. Thành Hà Nội xây dựng vào đầu triều Nguyễn, từ năm 1804 đến 1805, bao gồm toàn bộ kinh thành Thăng Long triều Lê, nhưng bị thu nhỏ hơn. Thành được xây bằng gạch vồ, có hình vuông và mở ra 5 cửa gồm cửa chính Bắc, chính Đông, chính Tây, Đông Nam và Tây Nam.

Theo sử sách ghi chép, năm 1749, chúa Trịnh Doanh đã cho đắp một tòa thành đất bao bọc khu hoàng thành Thăng Long, xung quanh bên ngoài có hào nước sâu cắm chông bảo vệ. Trên thân thành đất mở ra 8 cửa để cho người dân qua lại. Kiến trúc mỗi cửa được thiết kế gồm một cửa chính và hai ô cửa phụ hai bên, trên cửa có vọng lâu canh gác nên còn gọi là ô môn. Tất cả 8 cửa đều có kích thước, hình dạng giống nhau – như Ô Quan Chưởng còn sót lại ngày nay.

Số lượng cửa ô thay đổi tùy theo từng triều đại phong kiến, có nghĩa là có thể được mở thêm hay lấp bớt. Đầu thế kỷ XIX, Hà Nội có 21 cửa ô. Đến năm 1831, dưới triều vua Minh Mạng chỉ còn 16 cửa ô. Năm 1866, trước thời gian người Pháp phá thành thì có 15 cửa ô, và ngày nay chỉ còn lại cửa ô duy nhất là Ô Quan Chưởng. Như vậy, con số 5 chỉ liên quan đến 5 cửa thành Hà Nội triều Nguyễn chứ không phải toàn bộ số cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa. Trong lịch sử, Thăng Long – Hà Nội không chỉ có 5 cửa ô.

Theo “Bắc thành dư địa chí” soạn hồi đầu thế kỷ XIX, Hà Nội có 21 cửa ô, nhưng sách không liệt kê đầy đủ tên. Khi nhà Nguyễn hạ cấp kinh thành Thăng Long xuống chỉ còn là Bắc thành thuộc tỉnh Hà Nội, số cửa ô chỉ còn 16. Trong bản đồ Tòa thành Hà Nội (thành đất) do hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng năm 1831 có ghi vị trí và tên của 16 cửa ô. Ngoài ra, trên tòa thành đất bao bọc vòng ngoài còn xác định được 2 cửa ô là Trung Hiền (ở ngã tư Bạch Mai – Đại La – Trương Định – Minh Khai) và cửa ô Tây Dương ở trước cây cầu Giấy bắc qua sông Tô. Nhưng đến bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866, đời vua Tự Đức thì chỉ còn 15 cửa ô và không còn cửa ô Nhân Hòa.

Thời xưa, đây là các cửa ra vào kinh thành. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác. Một điểm đặc biệt khác là, phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng và sông Tô Lịch. Phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa ra sông Tô Lịch; lối ra sông Hồng có 11 cửa. Lý do là bởi thời đó, đường giao thông nối Thăng Long với các vùng khác chủ yếu là đường sông. Dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài đã tập trung tại đây.

Ngày nay, các cửa ô của Thăng Long – Hà Nội gần như không còn dấu tích, chỉ còn lại duy nhất cửa ô Đông Hà, tức Ô Quan Chưởng còn nguyên vẹn. Những cửa ô cũ như Ô Yên Phụ, Ô Đống Mác, Ô Cầu Dền, Ô Đồng Lầm, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy… nay đã trở thành những nút giao thông hoặc khu vực quan trọng của Thủ đô. Tuy thế, trong tâm thức của người Hà Nội, những cửa ô này vẫn còn hiện hữu…

2. Tại sao Hà Nội không có cửa Tây?

Người Pháp sau khi đánh chiếm Hà Nội đã phá bỏ thành Hà Nội để mở mang đường phố. Các cửa thành cũng bị phá hết, chỉ còn để lại duy nhất cửa thành chính Bắc với vết đạn đại bác của quân Pháp khi đánh thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) còn in sâu trên tường (hiện còn nguyên vẹn trên phố Phan Đình Phùng). Vị trí các cửa thành tương đương với các phố Cửa Bắc, Cửa Đông, Cửa Nam ngày nay. Mặc dù Hà Nội không có phố Cửa Tây nhưng vẫn xác định được vị trí cửa chính Tây là khu vực Quảng trường Ba Đình ngày nay.

3. Vị trí 5 cửa ô Hà Nội ngày nay

Tại sao Hà Nội không có cửa Tây

Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử nhưng 5 cửa ô của Hà Nội (xưa là cửa ô của kinh thành Thăng Long) vẫn gắn bó với người dân Hà Nội, trở thành những địa danh nổi tiếng của Thủ đô. Đặc biệt, 5 cửa ô cũng là các điểm đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô.

Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn giữ lại dáng vẻ xưa cũ, nằm trên phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đi từ xa người dân và du khách có thể thấy đoạn tường và cổng ô Quan Chưởng rêu phong cổ kính.

Hiện ô Quan Chưởng tấp nập hàng quán 2 bên, là điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội.

Nguyên liệu dùng để xây ô Quan Chưởng là gạch vồ, đá, có kích thước khá lớn, tương tự như loại gạch dùng để xây tường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Cửa ô Quan Chưởng được công nhận là di tích lịch sử năm 1994.

Ô Cầu Giấy nằm ở đoạn cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại ngã tư đường Láng, Kim Mã, Cầu Giấy, Bưởi và điểm giao nhau đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội.

Thành Thăng Long xưa được bao quanh bởi 3 con sông là sông Tô Lịch, sông Hồng và sông Kim Ngưu. Hầu hết các cửa ô đều hướng ra 3 con sông này. Ngày nay, những con sông bị thu hẹp dần, đặc biệt là các sông Kim Ngưu, Tô Lịch.

Ô Cầu Giấy là một trong những nút nút giao thông chính, hiện đại của Hà Nội. Vào giờ cao điểm, các phương tiện lưu thông qua đây đông đúc. Khi đường sắt trên cao Nhổn – Ga Hà Nội đưa vào sử dụng, ô Cầu Giấy là nút giao thông 3 tầng.

Ô Đống Mác nằm cuối phố Lò Đúc đoạn giao với đường Trần Khát Chân và phố Kim Ngưu.

Ô Chợ Dừa (Quận Đống Đa) nay là điểm giao cắt của 6 tuyến phố Xã Đàn, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Đê La Thành, Ô Chợ Dừa.

Bà Đặng Thị Chung (65 tuổi, bán nước dừa gần 30 năm tại phố Ô Chợ Dừa) chia sẻ, kinh tế đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng phát triển nhanh chóng, vượt bậc. Bà kể, ngày mới bán nước tại Ô Chợ Dừa, nhà cửa chỉ thấp tầng, ít phương tiện qua lại nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi rất nhiều.

“Nhà cao tầng giờ đây mọc lên san sát, ô tô xếp hàng dài chờ đèn tín hiệu, ngẫm nghĩ lại thấy mọi thứ phát triển quá nhanh”, bà Chung chia sẻ.

Ô Chợ Dừa là một trong những nút giao thông vô cùng quan trọng và đông đúc bậc nhất tại Hà Nội.

Ô Cầu Dền là ngã tư nối 4 tuyến phố Huế, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt. Ô Cầu Dền hiện là nút giao thông có cầu vượt, giảm thiểu ùn tắc giờ cao điểm.

Chúng ta ai hẳn cũng thuộc, nhớ câu hát trong bài Tiến về Hà Nội của nhạc sỹ Văn Cao: “Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về… Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…”.

Lời bài hát gợi nhớ hình ảnh 5 cửa ô Hà Nội đón mừng đoàn quân chiến thắng trong ngày Giải phóng Thủ đô cách đây 69 năm về trước. Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng từ 5 cửa ô tiến vào tiếp quản Hà Nội trong cờ hoa đón chào của hàng vạn người dân Thủ đô.

4. Các con phố gắn liền với 5 cửa ô ngày nay

    • Trải qua thời gian mà các con phố cùng tên với các cửa ô thời kì năm 1954 đã đổi tên hoặc sáp nhập với các phố khác. Do đó, tính đến tháng 9/2024, dựa theo bản đồ Hành chính Hà Nội và Google Maps chỉ còn lại các phố Ô Quan Chưởng (quận Hoàn Kiếm) dài khoảng 75m nối điểm giao cắt giữa phố Thanh Hà, Hàng Chiếu tới đường Trần Nhật Duật và phố Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) dài khoảng 1km nối giữa phố Xã Đàn và Hoàng Cầu là vẫn giữ được các tên gọi của các cửa ô năm xưa.
    • Còn các phố Đống Mác đã bị lược bớt mất chữ ô, phố Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy không còn tên trên bản đồ Google Maps.

5. Ưu đãi dịch vụ tại các phố cửa ô

Xem thêm: [minigame] Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô số 1

Vậy là quý khách đã nắm được Tại sao Hà Nội không có cửa Tây? Vị trí 5 cửa ô Hà Nội ngày nay rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Kiến vàng Hà Nội.