Khá nhiều người quan tâm tới Về nhà mới thắp hương bao nhiêu ngày? Dưới đây là giải đáp của Kiến vàng Hà Nội gửi dành cho các bạn.
1. Phong tục thắp hương thờ cúng tổ tiên của người Việt
Ngay từ khi sinh ra, lớn lên, hình ảnh ông bà, cha mẹ thắp hương thờ phụng tổ tiên đã in hằn trong tâm trí của mỗi người. Dù có là ai thì việc thờ cúng tổ tiên vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của mỗi gia đình Việt Nam. Thờ gia tiên bao gồm thờ phụng những vị thần cai quản mảnh đất và tưởng nhớ những người thân đã mất như ông, bà, cha, mẹ, các cụ trong dòng tộc. Đây là triết lý uống nước nhớ nguồn đã được dân tộc lưu giữ từ ngàn đời nay.
Thắp hương thờ phụng tổ tiên là phong tục tốt đẹp của người Việt Nam
Trên ban thờ, bát hương có thể coi là cầu nối giữa cõi âm với cõi dương, giữa người còn sống và người đã mất. Bởi vậy, đây là vật dụng linh thiêng trong gia đình. Chính vì vậy, việc bốc bát hương, thay bát hương mới cho gia đình là hết sức quan trọng, cần được gia chủ quan tâm hàng đầu.
2. Thủ tục thắp bát hương khi chuyển về nhà mới
Đồ cúng cần chuẩn bị khi chuyển bàn thờ sang nhà mới
Thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới cần chuẩn bị mâm cỗ với các đồ cúng như sau:
Dĩa trái cây ngũ quả
Lọ hoa tươi
Nhang, đèn cầy
Vàng mã, bao gồm nhiều loại (bạn chỉ cần ra tiệm vàng mã, yêu cầu họ bán bộ vàng mã chuyển bàn thờ là được)
Bộ tam sanh (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc)
Gà luộc hoặc thịt quay (tuy nhiên không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ)
Đĩa xôi hoặc cháo
Rượu, trà
Trầu cau
Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới
Hãy soạn văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới ra tờ giấy nhỏ (hoặc học thuộc lòng các ý chính, miễn sao thành tâm) và đọc lúc làm lễ chuyển dọn bàn thờ:
Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)
Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG
Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ)
Con tên là ….. Hôm nay ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa điểm mới.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.
Cẩn cáo!
Quy trình các bước chuyển bàn thờ về nhà mới
Bày mâm cúng trước bàn thờ
Thắp nhang
Thành tâm khấn vái (đọc bài văn khấn)
Hóa tiền vàng
Khi nhang tàn thì bái tạ và lần lượt mang các đồ vật trên bàn thờ xuống
Quét bụi, lau sạch sẽ bàn thờ và các đồ thờ (như cốc chén, bộ đỉnh hương, lọ hoa, ảnh thờ, bài vị,…)
Vì là các đồ mang ý nghĩa tâm linh nên cần hết sức cẩn thận khi xếp vào thùng đóng gói. Có thể dùng xốp nổ hoặc vải sạch mềm để bao bọc nhằm đảm bảo an toàn.
Chuyển đến nhà mới và bày trí lại các đồ vật lên bàn thờ
Tiến hành làm LỄ NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI để mời tổ tiên về an vị tại bàn thờ mới.
Lưu ý là sau khi chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới xong, cần thắp nhang liên tục đủ một tuần. Theo quan niệm dân gian là nhầm để tổ tiên làm quen với “nhà mới”, không còn luyến tiếc nhà cũ.
Cách bày trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà
Để lập bàn thờ ở nhà mới đúng quy chuẩn khi chuyển nhà, bạn có thể dựa vào mô tả như trong hình ảnh bên dưới. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về phong thủy khi bày trí bàn thờ gia tiên, tham khảo TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, có những vị trí tránh đặt bàn thờ bạn cũng cần lưu ý nhằm đảm bảo tính trang nghiêm cũng như tôn kính bậc tổ tiên.
2. THỦ TỤC CHUYỂN BÀN THỜ THẦN TÀI THỔ ĐỊA SANG NHÀ MỚI
Bàn thờ thần tài thổ địa thường được đặt dưới đất, trong gian phòng khách với ý nghĩa cầu mong, nghênh đón tài lộc, quản lý tiền của. Nhiều người băn khoăn không biết chuyển nhà có nên chuyển bàn thờ thần tài theo không. Đối với các gia đình kinh doanh thì bàn thờ này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính vì thế theo họ, khi dọn nhà thì việc chuyển bàn thờ thần tài thổ địa là điều tối cần thiết để tiếp tục được phù hộ kinh doanh phát đạt, gặp nhiều may mắn
Đồ cúng chuyển bàn thờ thần tài thổ địa
Nhang đèn
Bộ vàng mã cúng chuyển bàn thờ thần tài thổ địa
Lọ hoa tươi (thường là cúc hoặc hồng)
Đĩa trái cây
Đĩa món mặn (ví dụ thịt heo quay, gà luộc)
Đĩa xôi
Rượu, trà, thuốc lá
Đĩa trầu cau
Văn khấn xin chuyển bàn thờ ông thần tài thổ địa
“Nam mô A Di Đà Phật”
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…
Tín chủ con là: …………………..tuổi….
Hiện đang trú tại: ………………………………………………
Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì thay đổi nơi sinh sống, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới, từ nơi cũ sang địa chỉ……………………. (hoặc từ vị trí cũ sang vị trí mới trong phòng)
Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.
Tín chủ: ……………………. con xin rập đầu kính bái.
Các bước tiến hành chuyển bàn thờ thần tài thổ địa
Tại nhà cũ, soạn mâm cúng và thắp 3 nén hương
Đọc bài khấn xin chuyển bàn thờ thần tài thổ địa
Hóa tiền vàng
Chờ lúc nhang tàn thì bái tạ
Lau chùi tượng thần tài, thổ địa, các vật thờ cúng và bàn thờ sạch sẽ.
Bọc lót bằng vải sạch hoặc xốp nổ và đóng gói vào các thùng đựng rồi chuyển tới nhà mới cẩn thận.
Tại nhà mới, bày trí lại bàn thờ thần tài thổ địa và làm lễ nhập trạch nhà mới
Nếu bạn lập bàn thờ ở nhà mới, thì chỉ cần việc chuyển các đồ thờ cúng, còn bàn thờ cũ thì đốt chứ không nên vứt. Nhưng hãy cẩn thận về vấn đề an toàn cháy nổ nhé!
Xem thêm: [2024] Tân gia về nhà mới nên cắm hoa gì?
3. Về nhà mới thắp hương bao nhiêu ngày?
3.1. Thủ tục xin phép thần linh trước khi thắp hương
Sau khi bốc xong bát hương mới, trong ngày nhập trạch bạn cần làm lễ cúng bái thần linh, Thổ Địa trước. Sau đó, bạn xin phép thần linh được thờ phụng tổ tiên, dòng họ nhà mình tại địa chỉ bạn đang ở. Các lễ vật cần chuẩn bị gồm: Hoa tươi, bánh kẹo, mâm quả, chén nước.
bat-huong-moi-thap-huong-bao-nhieu-ngay-3
Xin phép thần linh và gia tiên
Theo quan niệm dân gian, khi mới dọn về nhà mới chưa có người ở thì ngôi nhà rất lạnh lẽo. Do đó, việc bạn thắp hương là rất tốt vì hơi nóng và mùi trầm hương sẽ giúp ngôi nhà có sinh khí hơn, ấm cúng hơn. Đây cũng là thủ tục giúp kích hoạt trường khí tốt cho ngôi nhà của bạn.
3.2. Bốc bát hương mới thắp hương bao nhiêu ngày?
Khi mới bốc bát hương
có nên thắp hương hàng ngày không
? Thời gian đầu khi mới bốc bát hương, cần thắp hương đều đặn để bát hương nhìn có lộc, tụ khí và linh thiêng hơn. Do đó, các gia đình nên
thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương
. Nếu không có thời gian thì cũng phải thắp hương tối thiểu 49 ngày liên tục.
bat-huong-moi-thap-huong-bao-nhieu-ngay-4
Nên thắp hương đủ 100 ngày sau khi bốc bát hương
3.3. Một số lưu ý khi thắp hương bát hương mới
Sau đây là những lưu ý quan trọng nhất cho gia chủ để không làm phật lòng thần linh và các bậc tiền nhân:
Nên thắp hương bằng đồ chay, hạn chế thắp đồ cúng mặn. Mỗi ngày khi thắp hương bạn chỉ cần thay nước, lễ vật không cần quá cầu kỳ;
Với bàn thờ Phật hoặc Thần Tài – Thổ Địa, gia chủ cũng nên thắp hương suốt 100 ngày để tụ khí;
Luôn bật đèn sáng liên tục trong thời gian thắp hương để dẫn đường cho các vị thần linh và tổ tiên tìm được tới nhà. Từ đó, các Ngài mới phù hộ độ trì cho gia chủ may mắn về tiền tài, được lộc về sức khỏe;
Khi thắp nhang nên thắp số lẻ như 1, 3 hoặc 5 nén nhang. Bởi số lẻ là số thuộc dương, dương thờ âm thì sẽ hòa hợp;
Mỗi ngày gia chủ chỉ cần thắp nhang 1 lần. Nếu bạn muốn có mùi hương cháy suốt cả ngày thì nên sử dụng hương vòng;
Khi đốt hương xong gia chủ nên khấn vái, sau đó cúi đầu lạy và cắm hương vào bát;
Xem thêm: [2024] Về nhà mới có nên cúng chuối không?
4. Dịch vụ ưu đãi khi chuyển nhà mới
- Chuyển nhà trọn gói Hà Nội
- Chuyển văn phòng trọn gói Hà Nội
- Chuyển kho xưởng trọn gói Hà Nội
- Dịch vụ bốc vác Hà Nội
Xem thêm: Nhập trạch nhà mới có nên mời thầy cúng không?
Vậy là quý khách đã nắm được về nhà mới thắp hương bao nhiêu ngày rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanapge Kiến vàng Hà Nội.