[2024] Bà bầu ăn lá sung được không?

Bà bầu ăn lá sung được không

Khá nhiều chị em bầu bí quan tâm tới vấn đề Bà bầu ăn lá sung được không? Dưới đây là giải đáp của Kiến vàng Hà Nội gửi dành cho các bạn.

1. Thành phần dinh dưỡng của lá sung

Lá sung có hình trứng, mũi mác, mọc so le, độ dài 1.5-2cm, có màng, cuống là dài 2-3cm. Lúc còn non, lá màu lục nhạt, có lông tơ, đến khi lá về già hơi xù xì, màu lục sẫm gần trục, nhìn rõ gân hai bên.

Phân bố, thu hái, chế biến cây sung
Cây sung phân bố rộng rãi ở mọi nơi, đặc biệt là những nơi ẩm cả về không khí lẫn đất đai. Lá sung phát triển mạnh mẽ khi cây sống ở ven hồ, sông ngòi, hoặc trong các bồn chậu non bộ.

Thành phần hóa học của lá sung
Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra trong thành phần lá sung chứa lượng chất xơ dồi dào, giàu canxi và chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó là hàm lượng vitamin tốt cho cơ thể gồm vitamin A, B, C, K, khoáng chất như natri, mangan, kẽm, đồng, magie, kali…

Tác dụng của lá sung
Theo Đông y, lá sung có vị ngọt, tính bình, hơi đắng, có thể dùng đối với các trường hợp làm thuốc lợi sữa, thuốc bổ cho người mới ốm dậy, chữa gan nóng, vàng da; trị mụn nhọt, cúm sốt…

Cả y học truyền thống và hiện đại đều chứng minh tác dụng của lá sung đối với sức khỏe. Người ta không còn chỉ biết đến chức năng làm thứ rau gia vị trong nhiều món ăn ngon, mà còn áp dụng hình thành nhiều bài thuốc hữu hiệu, phù hợp đa dạng đối tượng người dùng.

Đặc biệt phải kể đến lá sung lợi sữa, chữa tưa lưỡi, cảm cúm đau nhức, loại bỏ các bệnh lý liên quan đến mụn ngoài da, trị tiểu đường, trĩ, tốt cho xương khớp…

2. Bà bầu ăn lá sung được không?

Bà bầu ăn lá sung được không

Lá sung là lá của cây sung, thường xuất hiện các cục, mụn nhỏ sần sùi trên bề mặt lá. Hiện tượng này xuất hiện là do một số loài sâu sống ký sinh trên lá, vì vậy người ta còn gọi lá sung bằng tên khác như lá sung vú, sung cóc, lá vã…

Lá sung rất dễ để sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, những người bị mụn, lở loét ngoài da, người cơ thể ốm yếu, cảm sốt, đau nhức xương khớp. Hiệu quả ấn tượng ghi nhận ở bệnh nhân bị tiểu đường, trĩ. Vậy mang thai có được ăn lá sung không?

Bà bầu ăn lá sung được không thì câu trả lời là ‘Được’. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức lưu ý về tác dụng hạ đường huyết, giảm glucose máu của lá sung. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên cân nhắc thêm lá sung vào chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết.

Ngược lại, với những mẹ có chế độ dinh dưỡng kém, ốm nghén nhiều, mức độ glucose máu không cao, nếu ăn quá nhiều hoặc ăn lá sung liên tục sẽ tiềm tàng nguy cơ hạ đường huyết vô cùng nguy hiểm. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá sung.

Có thể thấy, bà bầu ăn lá sung được không còn tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mẹ trong thai kỳ, tốt nhất mẹ không nên tự ý ăn lá sung một cách mất kiểm soát. Thêm vào đó, các bài thuốc từ lá sung chỉ là biện pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn các giải pháp đặc trị bệnh chuyên biệt. Vì thế, trước khi quyết định áp dụng cần nắm rõ tình trạng cơ thể, tránh gặp phải rắc rối đáng tiếc.

Xem thêm: [2024] Bà bầu ăn củ bình tinh (củ dong) được không?

3. Cách dùng lá sung

Lá sung có thể rửa sạch ăn sống, ăn kèm cùng với các món nem muốn, chạo nổi tiếng của người Việt.

Lá dùng có thể dùng hãm trong bình như hãm trà tươi và uống hàng ngày. Vị nước lá sung hơi chát nhẹ. Màu nước lá sung khi mới ham tương tự màu trà xanh và để lâu thì cũng bị đỏ đặc như trà xanh.

Lá sung dùng để nấu cháo: Thường thì sẽ dùng lá sung kết hợp với chân giò, đu đủ non, một chút gạo nếp nấu thành cháo và ăn ngày 2 lần.

Lá sung sắc nước uống: Dùng lá sung kết hợp với rau má, sâm đại hành khô, nhân trần sắc hoặc hãm trà lấy nước uống hàng ngày.

Lá sung rửa mặt: Lấy lá sung đun nước rồi xông rửa mặt, đắp mặt và tắm

Lưu ý khi dùng lá sung:
Lá sung nên chọn lá có nhiều nốt sần, bởi nốt sần là do loài sâu P.syllidae ký sinh; tuy con sâu đã bỏ đi rất lâu trước khi những nốt này phồng to, trong đó không có trứng hay sâu ký sinh sót lại. Những nốt sần chỉ hình thành ở những lá mới mọc từ chồi.

Nên dùng lá sung mới hái để tận dụng được cả nhựa của lá sung.

Khi dùng lá sung nên dùng lá bánh tẻ không quá già không quá non sẽ hiệu quả hơn là dùng lá sung non. Lá sung non chưa đủ hoạt chất và ăn bị mềm nhũn, lá sung già nhiều chất xơ, vị chát không ngon.

Xem thêm: Bà bầu có ăn được lá bép (rau nhíp) không?

4. Dịch vụ ưu đãi cho bà bầu

Xem thêm: [2024] Bà bầu ăn cá sòng được không?

Vậy là quý khách đã nắm được bà bầu ăn lá sung được không rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Kiến vàng Hà Nội.


Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

    Kiến vàng Hà Nội

    • Văn phòng: 73 Định Công Hạ - Hoàng Mai - Hà Nội

    • Hotline/Zalo: 0945.962.269

    • Website: kienvang.io.vn